Gia sư chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với phương pháp sư phạm
Bước 1 - Ngay bữa đầu tiên bạn gặp học sinh bạn hãy nói với học sinh của mình “ Các em hãy xem gia sư như là anh, chị, cô, chú….của mình, chứ đừng xem gia sư như là 1 giáo viên.
Gia sư là 1 người bạn lớn tuổi, người đi trước và có trách nhiệm hướng dẫn lại các em những gì mà gia sư hiểu được, vì vậy bữa học đầu tiên này gia sư không phải là kiểm tra bài các em, hoặc buộc các em phải nghe theo những gì gia sư nói, vì những gì gia sư sắp trao đổi với các em hôm nay phần lớn là dựa vào kinh nghiệm cá nhân ….
Bước 2- Hãy nói cho học sinh biết được đặc thù chung của môn học mà mình đảm nhận. Nó có đặc điểm gì khác biệt với những môn học khác cùng khối hoặc, trái khối.
Ví dụ nếu bạn là giáo viên dạy môn Hóa chẳng hạn. Ít nhất bạn phải nói cho học sinh của mình biết được môn Hoá Học có gì khác biệt so với các môn cùng khối là môn Toán và môn Lý. Hoặc tại sao người ta lại gọi môn này là môn Hóa học còn môn kia là môn Toán hoặc môn Vật Lý.
Bản chất xâu xa của nó là gì hay đó chỉ là định nghĩa? Hoặc nếu bạn muốn học sinh mình học tốt môn Lịch sử và môn Địa lý thì ít nhất bạn phải cho học sinh biết được Lịch sử là gì? Những đối tượng nào được xem là Lịch sử? Còn địa lý thì nghiên cứu những đối tượng nào?.....Ranh giới nào để phân biệt giữa môn Lịch Sử và Địa Lý?
Bước 3- Test lại kiến thức đã học ở lớp trước để nắm được một cách khái quát nhất trình độ của học sinh chứ không phải là dựa vào những điểm số trong học bạ, đó chẳng khác gì những tin đồn! Đây là một công việc mà theo tôi là rất quan trọng để nắm được một cách khái quát trình độ của học sinh mà mình chuẩn bị đảm nhận.
Vì nếu dựa vào học bạ để đánh giá thì không đúng vì nhiều lý do. Đặc biệt là bệnh thành tích trong giáo dục. Điều quan trọng ở bước này là phải làm sao để giữa giáo viên và học sinh thật sự cởi mở với nhau. Để các em nói hết những gì mình đang suy nghĩ như vậy bạn mới đánh giá được trình độ học sinh của mình.
Điều này đã được chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý ở bước 1. Và trong khi thực hiện bước 3 này thỉnh thoảng bạn nên lặp lại những câu nói ở bước 1. Nhưng không nên lạm dụng nó quá sẽ gây mất đi sự tự nhiên. ( Tác dụng ngược!)
Bước 4 - Giới thiệu tổng quát những kiến thức xuyên suốt khóa học mà bạn dự định sẽ cung cấp cho học sinh. Ví dụ: Bạn đang dạy học sinh môn Hóa lớp 10 thì bạn phải giới thiệu cho học sinh biết.
- Môn hóa lớp 10 được chia làm bao nhiêu chương? ( Bạn có thể nói cụ thể là bao nhiêu bài, nhưng tôi nghĩ tốt hơn là bạn nên nhóm những bài đó lại thành từng chương, từng nhóm để học sinh có một cách nhìn tổng quát và đơn giảng nhất) - Nội dung chính của mỗi chương đề cập đến vấn đề gì? Ví dụ cụ thể trong thực tế. - Trong những chương này thì chương nào là chương quan trọng nhất mà học sinh cần phải nắm vững?
- Chương nào theo bạn là khó nhất đối với học sinh?
Bước 5- Trước khi kết thúc bữa nói chuyện đầu tiên bạn cần phải dành ra một ít phút để nghe học sinh nói về những suy nghĩ, hiểu biết về những vấn đề mà bạn đưa ra. Đồng thời ghi nhận cảm nghĩ, sự hứng khởi của học sinh đối với bài mở đầu của bạn và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
------------------------------------------------------------------
Phụ huynh chọn giáo viên guitar phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su
Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia sư guitar, gia sư tại nhà, giáo viên dạy kèm tại nhà, dạy kèm, học kèm tại nhà