Gia sư dạy luyện thi TOEIC, IELTS, iBT, TOEFL tại tp.HCM. Trung tâm gia sư Tp.HCM với đội ngũ gia sư giàu kinh nghiệm nhận dạy kèm khắp nơi các lớp luyện thi chứng chỉ anh văn quốc tế như TOEIC, IELTS, iBT, TOEFL...
Ngoại ngữ là một kỹ năng cần thiết đối với tất cả chúng ta trong xã hội ngày nay. Khi bạn có được những chứng chỉ quốc tế như TOEIC, IELTS, iBT, TOEFL là lúc bạn đã có thêm một cơ hội học tập, làm việc trong môi trường quốc tế tốt hơn.
Đội ngũ gia sư nhận dạy luyện thi TOEIC, IELTS, iBT, TOEFL tại nhà học viên khắp quận huyện ở tp.HCM của trung tâm là những gia sư giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề. Bên cạnh việc cung ứng gia sư dạy luyện thi TOEIC, IELTS, iBT, TOEFL tại tp.HCM, Gia sư Tài Năng Trẻ còn có đội ngũ gia sư dạy anh văn giao tiếp, anh văn lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và luyện thi chuyển cấp, tốt nghiệp, cao đẳng, đại học, tiếng Việt cho người nước ngoài. Đến với văn phòng tư vấn gia sư Tài Năng Trẻ, là đến với một nền tảng giáo dục vững chắc và uy tín.
Nên mặc trang phục gì khi đi thi? Có cần phải nhìn vào giám khảo khi nói chuyện không? Làm thế nào nếu không rõ giám khảo hỏi gì? … là những điều mà thí sinh nào cũng cần biết trước khi bước vào phòng thi Speaking.
Đã là đi thi, ai chẳng ôn bài kĩ trước giờ G. Khi sách học đã chất thành núi, miệng đọc bài đã thuộc làu làu, đó là lúc hùng dũng bước vào phòng thi. Tuy nhiên, kiến thức là một chuyện, còn một điều vô cùng quan trọng nữa, là phong độ khi thi. Không thiếu những người, vì gặp phải những tình huống không lường trước, mà sinh ra run sợ, không thể hiện được hết khả năng của mình. Vì thế, phải chuẩn bị kĩ càng từ những điều nhỏ nhất. Dưới đây là một số vấn đề nhỏ nhặt, ít người quan tâm, nhưng ảnh hưởng khá lớn tới phong độ của bạn khi bước vào phòng thi Speaking. Mà với đa số chúng ta, phong độ lại tác động đáng kể tới kết quả thi.
• Mặc trang phục gì?
Chắc chắn là giám khảo sẽ không dựa trên trang phục của bạn để chấm điểm Tiếng Anh cho bạn. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà ăn vận quá lôi thôi, xuề xoà. Tốt nhất là bạn nên chọn một bộ trang phục thường ngày, gọn gàng, phẳng phiu, lịch sự để giám khảo cảm thấy được tôn trọng. Không nên quá diêm dúa, nổi bật. Áo sơ mi, quần dài, hoặc áo phông, quần jeans, tuỳ sở thích của bạn. Dù thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là quần áo đó phải cho bạn cảm giác thoải mái khi diện chúng.
• Làm gì khi vừa bước vào phòng?
Để tạo ấn tượng tốt, bạn nên bắt đầu bằng một lời chào:
Good morning/afternoon.
I’m very glad to meet you./It’s my pleasure to meet you.
You must be very tired after a long day’s work.
Ngoài việc tạo thiện cảm, lời chào cũng tạo một sự thoải mái và kết nối ban đầu với người nghe, để bạn tự tin thể hiện tốt bài thi của mình.
• Body language có được tính điểm trong bài Speaking không?
Câu trả lời là không. Thực chất, nhiều giám khảo thậm chí không nhìn thí sinh trong suốt quá trình thi. Tuy nhiên, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể nếu đó là thói quen và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái trong việc truyền đạt ý tưởng và lời nói.
• Khi nói thì nên nhìn vào đâu?
Như đã nói ở trên, nhiều giám khảo không hề nhìn thí sinh. Vì vậy, họ sẽ không quan tâm lắm việc ánh mắt của họ đang đậu lại ở nơi đâu. Bạn có thể nhìn đâu đó tuỳ thích, miễn là điều đó giúp cho bạn nói trôi chảy. Tuy nhiên, có một lời khuyên là bạn nên duy trì eye contact với giám khảo vì điều đó giúp bạn có sự kết nối hai chiều.
Một số bạn than rằng rất ngại nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện với họ. Có một mẹo cực đơn giản cho bạn: Hãy nhìn vào điểm chính giữa hai mắt và cao lên trán của người đối diện một chút. Điểm nhìn này tạo cho người đối diện cảm giác bạn đang nhìn vào mắt họ, trong khi thực tế bạn đang nhìn vào phần trán. Và như vậy thì khỏi phải lo lắng và bất an vì sợ nhìn vào ánh mắt dò xét của họ!
• Không nghe rõ hoặc không hiểu câu hỏi của giám khảo thì sao?
Nếu giám khảo nói quá nhanh hoặc quá nhỏ, hãy mạnh dạn yêu cầu họ nhắc lại câu hỏi một trong các cách sau:
I didn’t quite follow what you were saying about “globalisation”. Would you mind repeating it?
I’m sorry, would you mind saying it again?
I beg your pardon?
Sorry, I’m not exactly sure what you mean. Could you repeat the question, please?
Tương tự, đừng ngại khi giám khảo dùng một từ hoặc cụm từ mà bạn không biết. Hãy lịch sự hỏi lại bằng một số mẫu câu sau:
I wonder if you could explain “globalisation” in greater detail.
Could I ask you a little more about “e-commerce” in greater detail?
I’m sorry, I don’t quite understand what you mean by “status”.
I’m afraid I’m not quite clear about what you mean. Would you please explain it?
Điều không nên làm nhất chính là sợ hãi và ngồi im như thóc. Hãy sử dụng những câu hỏi yêu cầu giải thích, bạn sẽ tạo được ấn tượng rằng mình là một người có kĩ năng giao tiếp bằng tốt.
• Kết thúc part 3 rồi và làm gì tiếp?
Đừng lạnh lùng đứng lên đi ra cửa ngay lập tức. Hãy gửi một lời chào nhẹ nhàng tới giám khảo trước khi rời khỏi phòng thi. Đây là phép lịch sự mà một người có tác phong chuyên nghiệp nên có.
Thank you for your time. Goodbye.
Thank you very much for your help.
I really enjoyed talking to you.
Goodbye. It’s been nice talking to you. Bye.
TƯ VẤN HỌC LUYỆN THI IELTS TẠI NHÀ: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT