'Ở Việt Nam, tôi tự hào vì IELTS 7.5, Speaking 7.0, nhưng sau một tháng du học ở châu Âu, tôi mới tẽn tò nhận ra mình nói tiếng Anh rất tệ, chả ai hiểu được', bạn đọc Lê Thị Mị chia sẻ về năm đầu tiên du học.
Thay vì nhận hàm thiếu uý khi tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân như những học viên khác, Nguyễn Phương Linh (lớp B4D36) được Bộ Công an phong hàm trung uý. Đây là thành tích 25 năm qua mới có ở nhà trường.
Là một người làm trong ngành giáo dục, anh Nguyễn Tuấn Hải hy vọng đến một ngày trẻ em Việt không chỉ nói tốt tiếng Anh, mà còn có thể viết, sáng tác bằng thứ ngôn ngữ quốc tế này.
'Một bài nghe tiếng Anh thường sẽ gây nhiều khó khăn, nhưng nếu học theo cách lồng ghép từ vựng như cách của người Do Thái thì sẽ thú vị và dễ chịu hơn nhiều', thầy Nguyễn Anh Đức, tác giả sách “Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh” chia sẻ.
Tổng cộng 9,42 triệu học sinh Trung Quốc hôm nay bắt đầu tham gia cao khảo, kỳ thi đại học quyết định tương lai của các em.
"Có hai lỗi căn bản người học tiếng Anh vẫn thường mắc phải là học từ vựng câm và học không theo cụm từ hoặc tách rời bối cảnh", tác giả cuốn sách “Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh” nhận định.
'Là học sinh luôn đứng đầu lớp ở Việt Nam với trên 9 điểm môn tiếng Anh, nhưng ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, mình chỉ bập bõm nghe được vài từ trong cả đoạn hội thoại', Vy Nguyễn, sinh viên Đại học bang Arizona (Mỹ) nói.
'Phân tích dữ liệu điểm của hơn 10.000 thí sinh có hai em được 125/140 điểm. Nhóm 20% câu hỏi khó nhằm phát hiện tài năng, nếu có em đạt điểm tuyệt đối thì sẽ là câu chuyện kỳ thú", Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn nói.
"Đề thi yêu cầu thí sinh phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện ở cả lớp 10, 11 và 12. Có nhiều câu hỏi mang tính ứng dụng cao", thí sinh Minh Anh nhận xét.