Gia sư lần đầu đến gặp phụ huynh cần biết ( 02/05/2020 )
TELL: 090 333 1985 CÔ MƯỢT
Với những bạn khi nhận lớp dạy mới sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Có thể Bạn sẽ cảm thấy không thật tự tin trong giao tiếp khi lần đầu đến gia đình gặp PH-HS và trong những buổi đầu đi dạy. Bạn không biết Phụ Huynh-Học Sinh nhìn nhận, đánh giá có tốt về mình không qua buổi đầu gặp mặt. Một khó khăn nữa là vì là lần đầu tiên đi dạy bạn gặp phải khó khăn trong việc đưa ra phương pháp giảng dạy khi truyền đạt kiến thức kỹ năng tới HS. Không biết mình có đủ kiến thức giảng dạy tốt cho học sinh hay không. Với kinh nghiệm của mình trong những năm hoạt động gia sư, có một số kỹ năng chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn:
Việc gây được ấn tượng tốt trong lần đầu tới gặp PH–HS là rất quan trọng. Khi PH–HS đã có cái nhìn thiện cảm về bạn, điều này tạo cho Bạn rất nhiều thuận lợi trong suốt quá trình giảng dạy. Để làm được điều đó, trước hết bạn phải tạo được uy tín về thời gian hẹn gặp. Bạn nên sắp xếp thời gian, dự tính đường đi để đến gặp Phụ Huynh đúng giờ theo lịch hẹn của Trung Tâm Gia Sư. Bạn nên giữ tác phong gọn gàng, lịch sự, tự tin khi tới gặp Phụ Huynh. Trong buổi nói chuyện, bạn cần giới thiệu qua về bản thân mình như trường, khoa bạn đang học, bạn là sinh viên năm mấy và hiện bạn đang ở đâu. Trong buổi nói chuyện, nếu Học Sinh có nhà bạn nên mời ra cùng nói chuyện. Một cách nhẹ nhàng và khéo léo trong cách đặt ra câu hỏi. Dù có gặp được HS hay không, qua cuộc trao đổi với PH -HS, bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ về thông tin về HS.
Bạn phải chắc chắn rằng là sau buổi nói chuyện, về cơ bản, Bạn biết được sức học của HS tới đâu. HS học yếu môn nào, học tốt môn nào, thích hay ghét học môn nào, bài tập trên lớp HS có làm được hay không? Nắm bắt kiến thức có nhanh không? Khả năng tư duy thế nào? Nhớ lâu hay nhanh quên? Tính cách của HS đó như thế nào: Có chăm chỉ hay không? Cẩn thận, gọn gàng hay cẩu thả? Có ham chơi hay không? Là người nhút nhát, ít nói hay vui vẻ, dễ gần?. Ngoài ra, nếu có thể bạn cũng nên biết về saở thích của HS đó như thế nào. Kế đó bạn cần biết, các môn Bạn sẽ dạy trên lớp HS học tới bài nào, để có sự chuẩn bị cần thiết trong những buổi sau bạn tới dạy.
Trong quá trình trao đổi về việc dạy với Phụ Huynh, bạn cũng cần phải cho Phụ Huynh bước đầu thấy được năng lực và kinh nghiệm đi dạy của bạn. Chẳng hạn, lúc trước bạn đã có đi dạy rồi và những tiến triển tích cực hay thành tích mà HS bạn dạy đạt được.Nhưng với những bạn mới đi dạy lần đầu thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Điều này bạn cần có sự chuẩn bị trước. Kinh nghiệm đó có thể có từ sự đúc rút từ giáo viên của bạn trong những năm tháng bạn đi học ở THCS và PTTH. Hay kinh nghiệm bạn có được từ những bạn bè bạn đi dạy trước chia sẻ cùng bạn. Hãy hỏi rõ những người bạn đó quá trình đi dạy diễn ra như thế nào. Và còn băn khoăn về điều gì bạn hãy chia sẻ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn.
Trong buổi nói chuyện, Bạn cũng cần đưa ra cho Phụ Huynh biết phương pháp giảng dạy của bạn. Đó có thể là cách bạn sẽ đưa ra những kiến thức cơ sở làm nền tảng trước để dẫn dắt vào bài mới sẽ làm cho HS tiếp thu được tốt nhất và cảm thấy hứng thú trong việc học, giúp học sinh hiểu bản chất vấn đề, kỹ năng tư duy làm bài để có thể tự giải được bài tập. Bạn không chỉ đến để chữa bài tập cho học sinh mà quan trọng hơn là dạy học sinh cách thức để có thể tự tư duy một cách độc lập để có thể tự làm được bài tập, chứ Bạn không đi quá sâu vào việc chữa hết bài tập cho HS. Đó có thể cách bạn dạy HS cách tư duy một bài, một dạng bài. Luyện kỹ năng trình bày bài làm hay phương pháp làm dạng bài tập chẳng hạn. Tùy theo cách diễn đạt của mình mà Bạn trình bày cho PH một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
Ngoài ra, Bạn cũng cần để PH biết rằng bạn hoàn toàn đủ kiến thức và kinh nghiệm để dạy cho con em họ nhưng để đạt được kết quả học tập tốt nhất cũng phải cần đến sự giúp đỡ của PH. PH cũng phải có trách nhiệm chứ không thể phó mặc hoàn toàn cho bạn được. Cụ thể là Bạn có thể đề nghị PH tạo điều kiện cho Học Sinh trong khi học bài như mở nhỏ hay tắt hẳn TiVi, Máy Tính, các thiết bị gây ồn làm HS mất tập trung. Bên cạnh đó, Phụ Huynh cần có có trách nhiệm đôn đốc việc học của con em mình. Những buổi Bạn không có lịch dạy,Phụ Huynh cần thúc dục con em ngồi vào bàn học và học hành nghiêm túc với khoảng thời gian cần thiết.
Nếu có thể, cần kiểm tra xem HS đã học bài, làm bài đầy đủ hay chưa. Kiểm soát được thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của con em cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đề nghị Phụ Huynh chuẩn bị mọi thứ cần thiết để việc dạy được diễn ra thuận lợi. Như sắp xếp một góc học tập riêng với bàn ghế phù hợp và là không gian yên tĩnh, bảng viết bút lông, bộ đồ dùng học cần trong quá trình học như: thước kẻ, bộ màu, bộ ghép chữ….
Cuối cùng, Bạn cần phải bàn bạc với PH-HS về lịch học thật cụ thể. Thời gian học được sắp xếp sao cho cả thuận lợi cho cả bạn và HS. Đó là thời gian HS đã chắc chắn đã có mặt ở nhà và Bạn cũng có thể đến nhà PH đúng thời gian. Buổi đầu gặp mặt, dù PH có đề nghị bạn cũng không nên dạy ngay. Bạn cần thời gian để chuẩn bị tốt mọi thứ. Sau khi đã lên lịch học rõ ràng bạn có thể chào PH và ra về.
------------------------------------------------------------------
Phụ huynh chọn giáo viên guitar phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su
Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia sư guitar, gia sư tại nhà, giáo viên dạy kèm tại nhà, dạy kèm, học kèm tại nhà