Với những người làm công tác giảng dạy bậc học mầm non, Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan là một trong những chuyên gia uy tín và tâm huyết trong việc nghiên cứu các vật liệu phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ nhỏ. Hiện cô đang là giảng viên chính trong chương trình Sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo, do nhãn hàng Colokit của Tập đoàn Thiên Long phối hợp cùng phòng Giáo dục các quận huyện TPHCM thực hiện.
Theo cô để phát huy tối đa tính sáng tạo của trẻ nhỏ, các thầy cô giáo viên mầm non (GVMN) có vai trò quan trọng như thế nào?
Óc sáng tạo (ST) cần được hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ. Vì vậy, không những GVMN mà cả cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển phẩm chất này. Họ là người thầy dẫn dắt đầu tiên, đặt nền móng cho việc học ST ở trẻ.
Đa số chúng ta đều được sinh ra với ít nhiều tiềm năng ST. Nếu được khuyến khích và giáo dục ngay từ nhỏ trong môi trường cởi mở, tiềm năng này mới có thể trở thành năng lực thực sự trong cuộc sống.
Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan chia sẽ kiến thức làm cách nào để phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ nhỏ
So với các quốc gia khác về cách sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo trong giảng dạy, theo cô, giáo viên mầm non nước ta còn thiếu điều gì và cần phải làm gì để cân bằng thiếu sót đó?
Do trước đây nước ta còn nghèo, học cụ cho hoạt động tạo hình chủ yếu nhập từ nước ngoài với giá khá đắt nên GVMN chưa có điều kiện sử dụng đa dạng các loại vật liệu như màu nước, sáp dầu, sáp nặn, bút lông tô màu, bút dạ màu…
Hiện nay, việc sản xuất trong nước với giá cả hợp lý đã cho phép GVMN tiếp cận với tất cả các vật liệu tạo hình chuyên dụng. Theo tôi, GV cần học hỏi thêm kỹ thuật sử dụng và kết hợp vật liệu trong tạo hình sáng tạo từ GVMN các nước có kinh nghiêm đi trước được chia sẻ qua internet. GV cũng nên khuyến khích và cho phép trẻ thực hiên tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau, khác với gợi ý của cô. Trẻ cũng nên được tự do thử nghiệm, khám phá cách thể hiện của riêng mình. Trong quá trình đó, trẻ cần được cô chấp nhận cho thử và chấp nhận cho trẻ làm sai để so sánh, được làm bừa bãi, lộn xộn để cảm thấy thoải mái và dễ nẩy sinh ý tưởng. Tạo hình là phương tiện cho trẻ biểu hiện cảm xúc cá nhân, vì vậy GV nên tôn trọng các ý tưởng khác biệt và khuyến khích tất cả trẻ, không nên nhận xét tiêu cực, ngay cả khi trẻ chưa hoàn thành tác phẩm trong một giờ học.
Thưa cô, tại sao lại cho phép trẻ làm bừa bãi, lộn xộn. Như vậy làm sao tập tính ngăn nắp?
Quan trọng nhất trong GDMN là hình thành ở trẻ sự ham thích với việc học chứ không phải là học được gì. Chơi nghịch bừa bãi là rất cần thiết trong quá trình thử các ý tưởng sáng tạo và làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, không căng thẳng khi tham gia hoạt động.
Hơn nữa, ta lại có cơ hội tập cho trẻ dọn dẹp sau khi chơi.
Đánh giá của cô về hiệu quả và ý nghĩa của chương trình Sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo đối với công tác dạy và học của ngành mầm non?
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy hình ảnh và óc ST cho trẻ nhỏ. Chương trình này giúp GVMN, cán bộ quản lý trường MN học hỏi, thực hành và chia sẻ các kỹ thuật sử dụng, kết hợp nguyên liệu tạo hình đa dạng. GDMN đã được đổi mới theo hướng đề cao phát triển óc ST và cảm xúc. Vì vậy chương trình rất phù hợp với việc thực hiện theo cách mở mà ngành GDMN đang hướng tới.
Các GVMN thực hành sáng tạo ngay tại chương trình
Theo cô thì các sản phẩm Colokit của Tập đoàn Thiên Long có thể hỗ trợ việc tạo hình sáng tạo của thầy cô và các bé mầm non không?
Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy các sản phẩm Colokit của Tập đoàn Thiên Long hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu dạy và học ST với tính an toàn cao cho trẻ. Đặc biệt, thiết kế sản phẩm đã chú trọng đặc điểm tâm sinh lý và phương pháp học của trẻ nhỏ.
Một tác phẩm tranh nổi được sáng tạo từ sáp nặn và màu nước Colokit của GVMN tại chương trình
Cô đặt ra mong muốn hay kỳ vọng gì khi tham gia chương trình này?
Khi tham gia chương trình này, tôi hy vọng góp phần giúp GVMN dạy học với hứng thú và đam mê ST, qua đó, truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc ST cho trẻ qua hoạt động tạo hình.
Chuyên đề “Sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo” do nhãn hàng dụng cụ mỹ thuật Colokit của Thiên Long đem đến cho GVMN non kiến thức cơ bản về cách sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên như cây khô, muối, hoa và lá…;
Các vật dụng bình thường như ống chỉ, hòn bi…; Hay từ những bộ phận trên cơ thể…để tạo nên các tác phẩm sáng tạo. Từ việc sử dụng đúng cách và pha trộn màu sắc cho đến việc kết hợp những sản phẩm mỹ thuật như sáp nặn và màu nước (tạo nên sáp nặn có màu mới) hay dung sáp nặn để vẽ tranh (tạo thành các bức tranh nổi, 3D)…cũng được huấn luyện trong chuyên đề này. Từ đó, GVMN có thể phát huy và hỗ trợ cho các bé cách sáng tạo tốt nhất.